Bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa ô tô định kỳ là điều mà bất kỳ chủ xe nào cũng cần phải thực hiện, để hệ thống có thể hoạt động một cách hiệu quả và mang đến một bầu không khí dễ chịu khi sử dụng xe!
Điều hòa ô tô là trang bị giúp thay đổi nhiệt độ trong khoang cabin xe theo ý muốn của người dùng. Điều hòa ô tô sẽ có 2 loại tương tự như điều hòa dân dụng, đó là loại một chiều (chỉ có thể làm lạnh) và điều hòa hai chiều (vừa có thể làm lạnh, vừa có thể sưởi ấm).
Bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống điều hòa xe ô tô về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng, bảo dưỡng, các lỗi hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa, địa chỉ sửa điều hòa xe hơi uy tín… để từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ hệ thống này hiệu quả nhất.
Khi nào nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô
Bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa ô tô là công việc bắt buộc mà các chủ xe cần phải làm. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thời gian bảo dưỡng điều hòa ô tô định kỳ là sau mỗi 30.000km hoặc sau 1 năm sử dụng. Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế những trục trặc và kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết.
Các mốc bảo dưỡng cho từng bộ phận của điều hòa xe hơi
Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô bao gồm các hạng mục:
- Kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió điều hòa: Kiểm tra sau mỗi 5.000 – 10.000km xe vận hành, và thay mới sau mỗi 20.000 – 30.000km.
- Kiểm tra và bảo dưỡng quạt dàn lạnh: Quạt dàn lạnh sẽ bị bám bẩn sau thời gian dài sử dụng. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, quạt dàn lạnh cần được bảo dưỡng sau mỗi 20.000km xe vận hành.
- Vệ sinh và bảo dưỡng dàn lạnh: dàn lạnh cần được vệ sinh và bảo dưỡng sau mỗi 20.000km. Hiện nay, với phương pháp nội soi vô cùng tiện lợi, việc bảo dưỡng dàn lạnh không cần phải tháo rời bất kỳ chi tiết nào như trước.
- Kiểm tra và thay mới gas lạnh: Gas điều hòa cần được kiểm tra và bổ sung thêm sau mỗi 30.000 – 40.000km, sau 100.000km thì thay mới.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn: Sau 30.000 – 40.000km xe vận hành, cần phải kiểm tra hệ thống đường ống dẫn xem có dấu hiệu rò rỉ nào hay không.
- Kiểm tra và bảo dưỡng dàn nóng: Dàn nóng cần được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sau mỗi 20.000 km vận hành.
- Kiểm tra và bảo dưỡng lốc điều hoà: Lốc điều hoà nên được kiểm tra, bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km.
- Bảo dưỡng rơle nhiệt: Sau 20.000km xe vận hành, cần phải kiểm tra và bảo dưỡng rơle nhiệt.
- Bảo dưỡng và thay mới dây curoa: Dây curoa cần được bảo dưỡng sau mỗi 20.000km và thay mới sau mỗi 50.000km xe vận hành.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa ô tô
Chi phí sửa chữa hệ thống điều hòa ô tô, còn phụ tùng vào số hạng mục cần bảo dưỡng, sửa chữa và số phụ tùng cần thay mới. Còn giá bảo dưỡng điều hòa oto sẽ dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng/lần.
Đối với các hạng mục hư hỏng, chi phí sửa máy lạnh ô tô sẽ được quyết định bởi: lỗi điều hòa hư hỏng, mức độ hư hỏng, dòng xe, loại xe. Các bạn có thể liên hệ tổng đài 0969223368 để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất.
Chi phí sạc gas lạnh xe ô tô bao nhiêu tiền
Giá sạc gas lạnh ô tô dao động từ 400.000 – 1.500.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại gas, dung tích hệ thống và dòng xe.
- Đối với loại gas lạnh R134a: Phổ biến trên nhiều dòng xe, chi phí sạc thường từ 400.000 – 800.000 VNĐ.
- Loại gas lạnh cao cấp R1234yf: Thường dùng cho xe cao cấp có yêu cầu cao, chi phí sạc có thể cao hơn do giá gas và yêu cầu kỹ thuật.
Dòng xe ảnh hưởng đến chi phí:
- Xe phổ thông: Chi phí sạc gas thường thấp hơn.
- Xe cao cấp: Có thể sử dụng loại gas đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật cao hơn, dẫn đến chi phí sạc gas cao hơn.
Ngoài ra, khi sạc gas, H93 Workshop chúng tôi còn miễn phí các hạng mục: Kiểm tra rò rỉ hệ thống; Hút chân không để loại bỏ không khí và hơi ẩm; Kiểm tra áp suất và hiệu suất làm lạnh sau khi sạc.
Lưu ý: Nên thực hiện sạc gas tại các gara uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việc sạc gas không đúng kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh và tuổi thọ của hệ thống điều hòa.
Có nên sửa lốc điều hòa không? chi phí thay mới là bao nhiêu?
Khi điều hòa ô tô không còn mát sâu hoặc phát ra tiếng kêu lạ, rất có thể hệ thống đang gặp vấn đề về gas lạnh hoặc lốc lạnh. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần sạc gas là đủ, nhưng cũng không hiếm khi phải kiểm tra và xử lý sâu hơn. Vậy chi phí sạc gas điều hòa là bao nhiêu? Có nên sửa hay thay mới lốc lạnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho chiếc xe của bạn.
1. Có nên sửa lốc điều hòa ô tô không?
- Các bạn có thể lựa chọn sửa chữa lốc điều hòa là phù hợp khi: Lốc bị rò rỉ nhẹ, có thể khắc phục bằng cách thay gioăng, phớt hoặc van. Hoặc lốc lạnh phát ra tiếng kêu do bạc đạn hoặc bi đầu lốc hỏng, có thể thay thế riêng lẻ.
- Nên thay mới lốc điều hòa ô to trong các trường hợp: Lốc bị hỏng nặng, không thể sửa chữa hoặc chi phí sửa chữa gần bằng chi phí thay mới. Hoặc lốc không hoạt động do hỏng ly hợp từ hoặc mòn puly, không thể khắc phục hiệu quả.
2. Giá lốc điều hòa ô tô mới bao nhiêu?
- Xe phổ thông: Giá lốc điều hòa dao động từ 3 – 6 triệu đồng (tùy thuộc vào mẫu xe và năm sản xuất, hàng chính hãng, OEM, hoặc hàng tháo xe).
- Xe cao cấp: Giá lốc điều hòa dao động từ 7 – 14 triệu đồng (tùy thuộc vào mẫu xe và năm sản xuất, hàng chính hãng, OEM, hoặc hàng tháo xe).
Các lưu ý khi sửa hoặc thay lốc điều hòa:
- Chọn gara uy tín: Đảm bảo kỹ thuật viên có kinh nghiệm và sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra và sửa chữa.
- Sử dụng phụ tùng chính hãng: Đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của lốc điều hòa.
- Bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra và vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ để kéo dài tuổi thọ của lốc và đảm bảo hiệu suất làm mát.
Hoặc các bạn có thể liên hệ với H93 Workshop chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhất
Một số lỗi thường gặp trên điều hòa xe ô tô
Dưới đây là 08 lỗi thường hay xuất hiện nhất mà dịch vụ sửa điều hòa xe ô tô xử lý:
1. Điều hòa có mùi hôi khó chịu
Đây là một trong số những vấn đề thường xuyên gặp phải nhất trên hệ thống điều hòa ô tô của tất cả các hạng xe. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ dàn lạnh, đường ống bị ẩm mốc, quạt gió, lọc gió bị bẩn, hộp quạt gió hay dàn nóng có xác chết động vật…
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do khoang nội thất có mùi hôi của thức ăn rơi vãi, mùi thuốc…
2. Điều hòa mát yếu hoặc không mát
Điều hòa không mát, mát không sâu, mát yếu… ngay cả khi điều hòa vẫn hoạt động bình thường, cũng là một lỗi gặp phải khá thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do dàn nóng bị bám bẩn quá nhiều, dàn lạnh bị đóng băng, phin lọc ga bị tắc hay hỏng, điều hòa bị thiếu ga do rò rỉ, cảm biến nhiệt độ hư hỏng…
Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là do dàn lạnh, dàn nóng hay lọc gió bị bẩn do lâu ngày không được vệ sinh, xe bị thiếu gas lạnh do rò rỉ.
Để xác định được chính xác nguyên nhân, bạn nên mang xe đến các gara sửa chữa điều hòa ô tô uy tín để được kiểm tra và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
3. Điều hòa lúc mát lúc không
Điều hòa chập chờn lúc mát lúc không thường là do lốc điều hòa tự đóng/ngắt liên tục, hoặc do điều hòa lâu ngày không được vệ sinh bảo dưỡng (dàn nóng, dàn lạnh, lọc gió bị bẩn dẫn đến tắc nghẽn), nguồn điện cấp cho điều hòa gặp trục trặc, thiếu gas lạnh…
4. Điều hòa tự đóng/ngắt
Lốc điều hòa sẽ tự động đóng/ngắt dựa trên sự điều khiển của các cảm biến và công tắc như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến ánh nắng mặt trời, công tắc áp suất… Khi nhận thấy áp suất gas vượt ngưỡng quy định, hệ thống sẽ tự động ngắt ly hợp để dừng lốc lạnh. Điều này giúp bảo vệ các bộ phận xung quanh không bị ảnh hưởng.
# Nguyên nhân chính khiến áp suất gas tăng cao
Nguyên nhân khiến áp suất gas tăng cao thường là do nhiệt độ dầu biến mô tăng cao. Đối với các dòng xe sử dụng hộp số tự động, hộp số ly hợp kép… khi di chuyển qua những đoạn đường đông đúc, do liên tục tăng/giảm ga liên tục sẽ khiến ma sát trượt giữa các cánh biến mô với dầu thủy lực tăng cao.
Trong khi đó, két làm mát dầu lại được lắp đặt gần dàn nóng điều hòa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của dàn nóng. Điều này khiến áp suất gas trên đường cao áp tăng cao, buộc hệ thống phải tự động dừng lốc lạnh lại.
Động cơ quá nóng cũng có thể làm áp suất gas tăng cao và dẫn đến tình trạng tương tự. Đây chính là lý do vì sao lỗi điều hoà ô tô đóng ngắt liên tục thường gặp ở mùa nóng, ngày nắng.
# Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, lốc điều hòa tự đóng/mở liên tục có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như: đường ống dẫn gas lạnh bị tắc nghẽn, xe bị rò rỉ gas dẫn đến thiếu gas lạnh, sử dụng gas kém chất lượng, dàn nóng bị bám bẩn, tụ điện xảy ra vấn đề, lốc lạnh hoạt động quá tải, ly hợp đầu lốc bị hỏng…
Để xác định được chính xác nguyên nhân, cần phải có sự hỗ trợ đến từ các dụng cụ chẩn đoán chuyên dụng. Vậy nên, bạn nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa điều hòa ô tô để được hỗ trợ kiểm tra.
5. Điều hòa ô tô bị bám băng
Điều hòa ô tô bị bám đóng băng sẽ khiến băng bám kín các khe hở giữa ống nan và lá tản nhiệt trên hệ thống. Từ đó không khí không thể lưu thông qua dàn lạnh. Nếu không sớm xử lý lớp băng này, thì nó sẽ càng dày và làm dàn lạnh tắc nghẽn hoàn toàn.
Những nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa ô tô bị đóng băng có thể là do: dàn lạnh, lọc gió bị bẩn, quạt gió hỏng, van tiết lưu hỏng, sử dụng gas kém chất lượng hoặc sai loại, hệ thống cảm biến trục trặc…
6. Có nước đọng lại ở cửa gió điều hòa
Nguyên nhân là do nhiệt độ đầu ra quá lạnh so với nhiệt độ của môi trường, lọc gió bị bẩn khiến quạt không thể hút đủ gió, quạt gió hỏng khiến gió thổi ra quá nhỏ…
7. Điều hòa xuất hiện tiếng kêu
Điều hòa ô tô kêu to có thể là do lốc điều hòa hoặc các quạt gió gặp vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu dầu, dàn lạnh hở, quạt gió gặp vấn đề, hệ thống đường ống bị cong vênh, nứt…
8. Điều hòa có mùi khét
Đây được xem là một lỗi khá nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô xuất hiện mùi khét có thể là do” quạt gió cabin hoạt động kém, lốc nén gặp trục trặc… Cũng có thể nguyên nhân không phải đến từ hệ thống điều hòa, mà là do xuất phát từ động cơ hoặc hộp số.
Điều hòa xe ô tô hoạt động ra sao? Cấu tạo?
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận của hệ thống điều hòa ô tô như sau:
- Lốc điều hòa: Lốc điều hòa đảm nhận nhiệm vụ nén môi chất lạnh từ áp suất thấp, chuyển thành áp suất cao rồi chuyển đến dàn nóng.
- Dàn nóng: Dàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi, sang thể lỏng, rồi chuyển đến van tiết lưu. Dàn nóng còn có nhiệm vụ tản nhiệt, làm mát và giải phóng nhiệt độ cho môi chất lạnh.
- Phin lọc ga: Bộ phận này có nhiệm vụ lọc bỏ hơi ẩm và các tạp chất lẫn trong môi chất lạnh, trước khi được chuyển tới van tiết lưu từ dàn nóng.
- Van tiết lưu: Van tiết lưu trên hệ thống điều hòa ô tô đảm nhận 2 nhiệm vụ chính. Đầu tiên là giúp chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng lỏng áp suất cao, thành nhiệt độ thấp và áp suất thấp. Thứ hai là điều chỉnh lưu lượng môi chất phun vào dàn lạnh sao cho phù hợp với nhiệt độ xe.
- Dàn lạnh: Dàn lạnh có chức năng làm giảm nhiệt độ đột ngột của môi chất lạnh. Từ đó giúp môi chất lạnh tỏa ra hơi lạnh.
- Quạt gió: Quạt gió điều hoà có nhiệm vụ thổi hơi lạnh từ dàn lạnh vào cabin xe ô tô.
Hướng dẫn sử dụng điều hòa xe ô tô đúng cách
Chi phí cho mỗi lần sửa chữa điều hòa ô tô là tương đối cao. Vậy nên, bạn cần phải nắm bắt được cách sử dụng hệ thống điều hòa đúng cách, để từ đó giúp bộ phận này luôn trong trạng thái hoạt động hiệu quả, đồng thời đạt được tuổi thọ tối đa. Thông thường, điều hòa ô tô sẽ có các chế độ hoạt động sau (1):
- Chế độ điều chỉnh nhiệt độ.
- Chế độ quạt gió.
- Chế độ điều chỉnh hướng gió.
- Chế độ lấy gió trong hoặc lấy gió ngoài.
- Trong quá trình sử dụng, bạn nên điều chỉnh linh hoạt từng chế độ sao cho phù hợp.
- Dưới đây là một số cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu:
- Chỉ nên bật điều hòa sau khi xe đã nổ máy để đỡ hao điện ắc quy. Đồng thời trước khi mở điều hòa, hãy mở hết các cửa sổ để hơi nóng trong khoang cabin thoát ra ngoài.
- Tắt điều hòa trước khi tắt động cơ để tránh hao điện bình ắc quy, tiết kiệm nhiên liệu và tránh dàn lạnh tụ ẩm do nhiệt độ tăng cao đột ngột.
- Nên bật cả quạt gió cùng lúc với điều hòa để giảm tải cho điều hòa.
- Chọn chế độ lấy gió phù hợp theo từng điều kiện.
- Nên tắt điều hòa trước khi di chuyển qua các đoạn đường ngập nước, để tránh các rủi ro gây hư hại cho hệ thống điều hòa.
Gara sửa chữa điều hòa ô tô chuyên sâu và uy tín tại TPHCM
Để có thể xử lý triệt để các pan bệnh trên hệ thống điều hòa, trước hết cần phải xác định được nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Công việc này đòi hỏi người tiến hành kiểm tra phải là những người am hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa ô tô, đồng thời phải có sự trợ giúp đến từ các thiết bị hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng.
H93 Workshop tự hào là một trong số ít những gara chuyên sửa chữa hệ thống điều hòa xe ô tô hàng đầu tại khu vực TPHCM, chúng tôi cam kết sẽ sửa chữa triệt để toàn bộ các pan bệnh trên hệ thống điều hòa xe ô tô của quý khách với thời gian và chi phí tốt nhất thị trường.
Sở hữu đầy đủ các trang thiết bị máy móc hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng, đồng thời chúng tôi còn có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong việc sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô, am hiểu chuyên sâu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trên hệ thống lạnh. Từ đó dễ dàng chẩn đoán khoanh vùng pan bệnh một cách chính xác và đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
Đồng thời, sau khi liệt kê các pan bệnh trên hệ thống điều hòa, chúng tôi sẽ lên bảng báo giá để khách hàng tham khảo trước khi đi đến quyết định có nên sửa chữa hay không.
Đặc biệt, H93 Workshop luôn có nguồn hàng đa dạng và liên kết với rất nhiều nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam. Vậy nên khách hàng có thể hoàn toàn về chất lượng và giá cả các phụ tùng thay thế.
Vậy nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một gara sửa chữa điều hòa ô tô uy tín tại khu vực TPHCM, hãy ghé thăm H93 Workshop để trải nghiệm các gói dịch vụ chất lượng với thời gian và chi phí tốt nhất mà chúng tôi cung cấp. Garage cam kết sẽ làm bạn cảm thấy hài lòng về chất lượng, cũng như giá cả sửa chữa tại đây!